Ripple (XRP) là dự án lớn hiện đang đứng thứ 3 trên Coinmarketcap. Ripple được phát triển từ rất sớm, thậm chí còn sớm hơn cả Bitcoin nữa. Hôm nay, mời các bạn cùng Trùm Tiền Ảo tìm hiểu về Ripple (XRP) là gì? Những cập nhật mới nhất trong năm 2019? Cách thức hoạt động ra sao? Tạo ví mua bán cũng như lưu trữ ở đâu an toàn? Và đặc biệt có nên đầu tư vào đồng Ripple (XRP) không?
Ripple vừa là tên một đồng tiền điện tử Ripple (XRP) vừa là tên của hệ thống thanh toán theo thời gian thực (real-time gross settlement systems -RTGS) hay còn gọi là giao thức Ripple: Ripple Transaction Protocol (RTXP).
OpenCoin là tên gọi trước đây của Ripple. Nay, Ripple đã là một công ty tư nhân
Với mục tiêu là xây dựng một mạng lưới thanh toán và giao dịch dựa trên một cơ sở dữ liệu phân toán (sổ cái XRP).
Nhưng mục tiêu chính của Ripple là để kết nối với các ngân hàng, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số. Với tham vọng cho phép thanh toán toàn cầu nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
2004, Ryan Fugger là người đã manh nha phác thảo ý tưởng đầu tiên về dự án này. Ryan Fugger là người đã phát triển nền tảng sơ khai nhất của Ripple như một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung (RipplePay).
RipplePay đi vào hoạt động vào năm 2005. Mục tiêu là cung cấp các dịch vụ, giải pháp thanh toán toàn cầu một cách an toàn, nhanh chóng.
2012, Ryan Fugger đã bàn giao dự án lại cho Jeb McCaleb và Chris Larsen. Sau đó, 2 người này đồng sáng lập ra công ty công nghệ OpenCoin, trụ sở đặt tại Mỹ.
Vào lúc đó, Ripple được công ty OpenCoin phát triển như là một giao thức cái mà tập trung vào các giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
– 2013, OpenCoin được đổi tên thành Ripple Labs, sau đó được đổi tên thành Ripple vào năm 2015.
Ripple vốn được xây dựng bởi OpenCoin với Chris Larsen là giám đốc điều hành còn Jed McCaleb là giám đốc công nghệ.
Sau khi OpenCoin đổi tên thành Ripple. Chỉ còn lại Chris Larsen là người đứng đầu công ty.
Chủ tịch Ripple Chris Larsen – Người được Forbes vinh danh giàu nhất giới tiền điện tử. (2018)
Một vài thông tin về người đứng đầu Ripple – Chris Larsen:
Ngoài ra, các thành viên trong Ripple cũng là những người rất am hiểu về tiền điện tử.
Đội ngũ đầy kinh nghiệm của Ripple
1. Brad Garlinghouse (CEO): Brad là CEO của Ripple và là thành viên của Hội đồng quản trị.
2.David Schwartz (CTO): Hiện đang là giám đốc công nghệ
3. Ron WIll (CFO): Giám đốc tài chính
4. Kahina Van Dyke (SVG) : Phó chủ tịch mảng Phát triển doanh nghiệp
5. Asheesh Birla (SVG of Product), phó chủ tịch mảng sản phẩm:
6. Cory Johnson (CMS) : Giám đốc chiến lược
7. Monica Long (SVG): Phó giám đốc điều hành mảng Marketing và Cộng Đồng
8. Marcus Treacher (SVG) : Phó giám đốc điều hành của mảng Chăm sóc khách hàng
2012, Ripple đã triển khai Ripple Consensus Ledger (RCL) – và cho ra đời đồng tiền điện tử XRP. RCL sau này được đổi tên thành XRP Ledger (XRPL).
XRPL hoạt động như một hệ thống kinh tế phân tán không chỉ lưu trữ tất cả thông tin kế toán của những người tham gia mạng mà còn cung cấp các dịch vụ giao dịch cho nhiều cặp tiền tệ.
Ripple giới thiệu XRPL như một sổ cái phân tán mã nguồn mở cho phép thực hiện các giao dịch tài chính theo thời gian thực.
Các giao dịch này được bảo đảm và xác minh bởi những người tham gia mạng thông qua cơ chế đồng thuận.
Tuy nhiên, không giống như Bitcoin, XRP Ledger không dựa trên thuật toán đồng thuận Proof of Work. Thay vào đó, mạng lưới đạt được sự đồng thuận thông qua việc sử dụng Thuật toán Đồng thuận Giao thức Ripple (RPCA).
XRPL được quản lý bởi một mạng gồm các node xác nhận độc lập, thực hiện đối chiếu các bản ghi giao dịch.
Bất cứ ai cũng có thể thiết lập và chạy một node trình xác nhận Ripple, không những vậy còn có thể chọn các node để tin cậy làm trình xác nhận hợp lệ.
Tuy nhiên, Ripple khuyến khích khách hàng nên sử dụng danh sách những đối tượng tham gia đã được xác định và đáng tin cậy để xác thực giao dịch. Danh sách này được gọi là Unique Node List (UNL).
Các node UNL trao đổi dữ liệu giao dịch với nhau và sự đồng thuận sẽ đạt được khi tất cả các node này cùng nhất quán việc áp dụng tập các giao dịch vào sổ cái.
Ripple là một công ty tư nhân đã thiết lập sự phát triển của XRPL như một sổ cái phân tán mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể đóng góp vào mã nguồn và XRPL có thể được tiếp tục ngay cả khi công ty ngừng hoạt động.
XRP có tốc độ xử lý nhanh, phí giao dịch rẻ, khối lượng giao dịch có thể xử lý lớn, hoàn toàn vượt trội so với các nền tảng khác.
RippleNet là một mạng lưới các nhà cung cấp giải pháp thanh toán, giao dịch toàn cầu. Là sản phẩm độc quyền của Ripple được xây dựng trên nền tảng XRPL.
Hơn nữa, mạng lưới này có thể thanh toán bằng bất kỳ loại tiền tệ nào, bao gồm Bitcoin và tốn phí giao dịch tối thiểu là 0,00001 đô la. Số tiền này sẽ bị đốt đi.
RippleNet hiện cung cấp một bộ gồm 3 sản phẩm được thiết kế như một hệ thống giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác gồm: xRapid, xCurrent và xVia.
XRP là đơn vị tiền tệ được sử dụng trên Ripple. Khách hàng có thể đồng XRP như đồng tiền trung gian để giao dịch trên RippleNet khi “2 bên chưa đủ tin tưởng nhau”.
XRP cũng được sử dụng làm phí giao dịch và để ngăn chặn DDOS.
xRapid là một giải pháp thanh toán theo điều kiện, và nó sử dụng XRP như một loại tiền tệ trung gian trên toàn cầu thay cho các cặp tiền tệ fiat (tiền tệ của mỗi quốc gia: như VND, USD).
xRapid hoạt động dựa vào XRP Ledger, nhờ đó cho phép thời gian xác nhận nhanh hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp chuyển tiền khác.
xCurrent là một giải pháp được thiết kế để cung cấp một nguồn đơn và theo dõi các thanh toán xuyên biên giới giữa các thành viên của RippleNet. Không giống như xRapid, giải pháp xCurrent không dựa trên XRP Ledger và không sử dụng đồng tiền điện tử XRP theo mặc định. xCurrent được xây dựng xung quanh Interledger Protocol (ILP), được thiết kế bởi Ripple như một giao thức để kết nối các sổ cái hoặc các mạng thanh toán khác nhau và được quản lý bởi W3C – một tổ chức phi lợi nhuận lâu đời chuyên về các tiêu chuẩn internet.
xCurrent gồm có 4 thành phần cơ bản:
Mặc dù xCurrent được thiết kế chủ yếu cho các loại tiền tệ fiat, nó cũng hỗ trợ các giao dịch tiền điện tử.
xVia là một giao diện chuẩn hóa dựa trên API cho phép các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác tương tác trong một khung duy nhất – mà không phải dựa vào nhiều tích hợp mạng thanh toán. xVia cho phép các ngân hàng tạo các thanh toán thông qua các đối tác ngân hàng khác được kết nối với RippleNet và cũng cho phép họ gắn hóa đơn hoặc các thông tin khác vào các giao dịch.
Lượng cung sẽ giảm dần theo thời gian (nếu như công ty không có ý định phát hành thêm).
2019, XRP được mệnh danh Stable Top Altcoin vì giá luôn “duy trì bền vững” bất chấp khi trường có xanh, đỏ thế nào. Nếu như các Top Altcoin như BTC, ETH, BCH, EOS đều có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2019 (x3 trở lên). Hiện XRP mất 88% giá trị so với đỉnh của năm 2018.
Nguyên nhân chính là Ripple Labs bán đều đều coin mỗi quý.
Ripple đã thu hút sự quan tâm của nhiều công ty, ngân hàng, trong đó có các cái tên lớn như: Google, IDG Capital Partners, Anderssen hay AME Cloud Ventures. Ripple đang dần dần thực hiện tham vọng toàn cầu của mình. Mới đây, Ripple đã đầu tư 30 triệu đô vào MoneyGram (công ty cung cấp giải pháp chuyển tiền toàn cầu lớn thứ 2 thế giới.) Hơn 200 ngân hàng đã và đang quan tâm đến giải pháp thanh toán của Ripple. Tháng 6/2019: Ripple đã mở văn phòng đại diện tại Brazil với tham vọng độc chiếm Mỹ Latin.
Chỉ cần nhìn vào vị trí thứ 3 trên Coinmarketcap cũng đủ chứng minh sự thành công của dự án này rồi.
Xét về yếu tố công nghệ, Ripple cung cấp giải pháp thanh toán, giao dịch toàn cầu, cái mà nhiều công ty, ngân hàng rất cần để giải quyết bài toán tốc độ, chi phí giao dịch tiền tệ trên toàn cầu.
Hệ sinh thái của Ripple ngày càng mở rộng. Đặc biệt, Ripple đã từng bước thực hiện nhiều bước tiến để đạt tham vọng toàn cầu của mình.
Ngày càng nhiều ngân hàng, tổ chức sử dụng nền tảng, hệ thống của Ripple. Đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều người sử dụng, nắm giữ đồng XRP, điều đó sẽ tác động tích cực đến giá đồng XRP
Nhưng Xét về yếu tố thị trường (đầu tư), theo ý kiến cá nhân của mình XRP ít tiềm năng tăng mạnh hơn những đồng Altcoin khác vì các yếu tố sau đây:
Dù sao đi nữa, Ripple vẫn là dự cực kỳ tiềm năng. Nếu bạn có số vốn nhàn rỗi có thể mua trữ đồng này. (Vốn nhàn rỗi thôi nhé, thay vì gửi ngân hàng thì mua XRP trữ).
Bạn có thể lưu trữ XRP online trên Trust Wallet (Ví lưu trữ được Binance phát triển). An toàn nhất là lưu ở ví cứng như Ledger Nano S hay Trezor. Ngoài ra, nếu có ý định giao dịch trên các sàn thì bạn có thể lưu trữ trên đó cũng được. Những sàn lớn uy tín, an toàn như: Binance, Huobi, Bittrex, Bitfinex,…
Ở Việt nam mình thường sử dụng sàn VNCEX (https://www.vncex.com) vì mua bằng tiền Việt, rất tiện lợi. Bạn làm theo các bước dưới đây:
Bước 1: mời các bạn vào https://vncex.com. Nếu bạn chưa có tài khoản thì hãy bấm ĐĂNG KÝ ở góc phải màn hình (Chỉ tốn 2 phút của các bạn, rất nhanh chóng và dễ dàng. Sau khi đăng ký Các bạn nên tiến hành xác minh để hưởng các lợi ích.
Bước 2: Chọn loại coin bạn muốn mua, cụ thể ở đây là XRP- Ripple. Sau đó bấm “Tôi muốn MUA” và chọn ngân hàng muốn thực hiện giao dịch (Ưu tiên cùng ngân hàng)
Bước 3: Các bạn nhập số lượng muốn mua, Ví nhận. NHỚ ĐIỀN “Tag, detinationtag, message XRP- Ripple”.. Nếu không bạn có thể bị mất tài sản. Anh em newbie nhớ check nha (Một số sàn có thể là MEMO hoặc TAG )
Bước 4: Các bạn thanh toán đơn hàng đúng nội dung, đúng số tiền nhé. Sau 30p thì đơn hàng sẽ hoàn thành.
Bước 5: Hoàn thành, chắc chắn site VNCEX đã chuyển XRP cho bạn rồi. Các bạn vui lòng chờ 15 phút rồi kiểm tra lại nhé. Cực đơn giản, dễ thao tác.
Gõ “xrp” để tìm thị trường ripple
Chọn ngân hàng mà bạn có
Tạo đơn hàng: Ví nhận + TAG, số lượng XRP
Thanh toán đơn hàng
Đối với BÁN, các bạn cũng làm tương tự.
Chúc các bạn thành công! và có 1 mùa bội thu tiền ảo